Rong nho là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng được biết đến trong vài năm trở lại đây. Hiện nay, rong nho được bán với giá rẻ hơn nhiều so với trước đây bởi nguồn cung nhiều, rong nho tươi được lấy trực tiếp từ các vùng nuôi ở Khánh Hòa, Rong nho tách nước ra đời bởi hàng loạt thương hiệu như Sabudo, Namiso, rong nho Trường Thọ khiến cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn.
Trong nội dung nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách sơ chế rong nho các loại làm sao cho sạch, ít mặn, ít tanh để ăn rong nho ngon nhất.
1. Cách sơ chế rong nho tươi
Sơ chế rong nho bằng cách rửa rong nho nhiều lần dưới vòi nước
Rong nho tươi là loại được khai thác trực tiếp dưới biển hay khu nuôi trồng được bán trực tiếp cho người dùng.
Cách sơ chế rong nho tươi khá đơn giản như sơ chế 1 loại rau bình thường.
Khi mua rong nho từ chợ hay siêu thị về bạn nên tách ra từng phần rong nho riêng, ăn từng nào thì sơ chế chừng đó.
Rong nho tươi khi mua về nên rửa sạch trong chậu nước lớn sau đó, rửa từ từ dưới vòi nước. Nên thực hiện thao tác này 3 – 5 lần để giảm độ mặn của rong nho. Tiếp đó bạn nên ngâm rong nho vào tô nước đá khoảng 5 phút để tăng độ giòn và giảm độ mặn trước khi đem ăn hay chế biến món khác.
Không nên để rong nho quá 30 phút trong môi trường thiếu nước bởi nó sẽ xẹp lại.
2. Cách sơ chế rong nho tách nước
Rong nho tách nước không cần sơ chế nhiều vì đây là sản phẩm đã được làm sạch, tách nước và đóng gói cẩn thận đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm.
Rong nho tách nước là loại rong đã được tách khoảng 95% nước và được bảo quản lâu ngày với muối 30 độ.
Rong nho tách nước khi mua về có kích thước rất nhỏ vì đã trách hết nước, nên đầu tiên cần ngâm trong nước ngọt sạch tầm 3-5 phút cho rong nở trở lại. Để rong nho hoàn toàn tình lại cần ngâm khoảng 3 lần nước. Sau đó đổ nước đã ngâm, rửa sạch và ngâm tiếp rong nho trong nước đá lạnh trong 5 phút để rong giòn.
3. Cách sơ chế rong nho khô
Loại này thông thường người ta nghiền thành bột có thể sử dụng ngay không cần phải sơ chế. Nếu rong nho khô còn nguyên chùm, nguyên hạt có thể sơ chế tương tự rong nho tách nước.
Lưu ý: Rong nho khô và rong nho tách nước đã được tác động nhiệt, lực bằng nhiều cách khác nhau nên chất lượng cảm quan và mùi vị sẽ bị giảm đi khoảng từ 10-15% so với rong nho tươi. Tuy nhiên, 2 loại này lợi thế hơn rong nho tươi ở chỗ chúng có thể bảo quản lâu hơn. Và 10-15% cũng không giảm được lợi ích của rong nho có thể mang lại cho bạn. Vì thế, bạn có thể sử dụng bất cứ loại nào mà không cần thắc mắc nhiều về chất lượng đâu nhé.
4. Dùng như thế nào sau khi đã thực hiện các cách sơ chế rong nho
Có nhiều cách chế biến rong nho khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Cách thưởng thức rong nho” để có thêm những ý tưởng mới lạ cho mâm cơm của mình.
– Cách 1: Ăn rong trực tiếp như một loại rau với những loại nước sốt như xì dầu, mù tạt, mayonnaise, tương ớt, làm sinh tố, sốt salad, sốt mè, sốt bơ,…
– Cách 2: Ăn kèm với các món hải sản như với tôm, mực nướng, canh hải sản, cháo hải sản,…
– Cách 3: Chế biến rong nho thành các món ăn: Cháo, chè, sinh tố,…
– Cách 4: Dùng rong nho để trang trí các món ăn như cơm cuộn, sushi, sashimi,…
– Cách 5: một vài người ghiền rong nho đến nổi chỉ ăn rong nho tươi với cơm trắng cũng thấy đủ ngon
– Cách 6: Chiết xuất rong nho để làm mỹ phẩm hoặc mặt nạ dưỡng da;
– Cách 7: thường nhật nhất trong các cách chế biến rong nho là đem đi làm salad.
Sau khi thực hiện các cách sơ chế rong nho, thì đem đi chế biến rất nhiều loại món ăn dùng cho gia đình
5. Vài điều lưu ý khi thực hiện các cách sơ chế rong nho
Cách bảo quản đối với rong nho tươi
– Bảo quản rong nho trong nhiệt độ phòng từ 20 – 25 độ C, bọc kín trong túi nilon vì đặc tính nhạy cảm với sự thay đổi ngay của môi trường;
– Không để rong nho tươi trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Nếu lỡ để thì khi lấy ra phải kiểm tra lại thật kỹ, nếu rong nho còn thơm không bị mùi thì thực hiện cách sơ chế rong nho. Còn nếu rong có mùi lạ thì phải bỏ đi, không thể thực hiện bất kỳ cách sơ chế rong nho nào được nữa;
– Khi thực hiện xong cách rửa rong nho, cần phải ăn ngay không quá 30 phút. Không được để rong nho ở môi trường ngoài quá lâu;
– Trong một vài trường hợp nếu bảo quản rong nho ở nơi tối, màu sắc của nó khả năng ngả nhẹ sang xanh nhạt. Đừng vội hoảng hốt vì đó là hiện tượng bình thường, rong nho khi đó vẫn có chất lượng không hề thay đổi ngay về thành phần dinh dưỡng.
Lưu ý: Nếu lượng rong nho lớn bạn có thể nuôi rong nho trong nước muối pha 25 – 30 độ ( pha 25g muối và 1 lít nước => 25 độ muối) để rong nho nơi có ánh sáng tự nhiên có điều kiện sục oxy thì càng tốt. Thời gian bảo quản có thể từ 7 – 10 ngày. Không nên bảo rong tươi lâu sẽ mất dinh dưỡng và độ tươi của sản phẩm.
Cách bảo quản đối với rong nho tươi tách nước
Rong nho tách nước đã được tách nước và đóng gói nên các bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thời gian tùy thuộc vào thời gian sử dụng ghi trên bao bì.
6. Nên mua loại rong nho nào để ăn?
Nếu bạn ở gần nguồn cung rong nho tươi như siêu thị lớn, chợ lớn thì có thể mua về dùng hàng ngày. Rong nho tươi rất tốt cho sức khỏe có thể dùng như một loại rau xanh.
Nếu bạn ở xa có thể chọn rong nho tách nước. Bạn có thể tham khảo bài viết Top 5 loại rong nho ngon nhất để chọn loại rong nho tách nước phù hợp nhất.
Pingback: 【[hienthithang]/[hienthinam]】Rong nho bao nhiêu tiền 1 kg?
Pingback: Rong nho bao nhiêu tiền 1 kg? - SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - ICT-HCM
Pingback: Rong nho bao nhiêu tiền 1 kg? - Chia sẻ kiến thức Cuộc sống - thông tin đời sống hằng ngày Tháng Chín 3, 2021